Cha đẻ ngành chip Đài Loan cảnh báo hồi kết của toàn cầu hóa

Cha đẻ ngành chip Đài Loan cảnh báo hồi kết của toàn cầu hóa. Ông Morris Chang, nhà sáng lập công ty chip hàng đầu Đài Loan TSMC, cho rằng toàn cầu hóa đã gần đi đến hồi kết và sẽ không quay trở lại.

Những thông tin cần biết:

Trong bài phát biểu nhân sự kiện ” khai máy” nhà máy sản xuất chip thứ 2 ở Mỹ, nhà sáng lập công ty bán dẫn hàng đầu Đài Loan ( Trung Quốc ) TSMC, Morris Chang bình luận rằng toàn cầu hóa đã đi đến hồi kết, và sẽ không quay trở lại.

Hôm 6/12, TSMC đánh dấu bước đi biểu tượng khi tổ chức lễ ra mắt thiết bị tại nhà máy ở Phoenix, Arizona, Mỹ. Đây là nhà máy chip thứ 2 của TSMC tại Mỹ và được xây dựng cách nhà máy đầu tiên hơn 2 thập kỷ.

Ông so sánh dự án máy trị giá 40 tỷ USD hiện tại với khi TSMC xây nhà mấy đầu tiên, nằm tại Camas, Washington năm 1995, chỉ 8 năm sau khi công ty sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới được thành lập.

Chang nói: ” Toàn cầu hóa đã đi đến hồi kết, thương mại tự do đã đi đến hồi kết. Nhiều người vẫn mong có thể quay lại như xưa nhưng tôi không nghĩ họ có thể.”

Những bình luận Chang được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến sản xuất chip gia tăng, chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu dường như bị chia thành hai phía.

Nhiều năm trước, vì từng dành hàng chục năm học và làm việc ở Mỹ, ông Chang đã luôn mơ về việc xây dựng một nhà máy, hay xưởng lắp ráp chip ở Mỹ.

Trong những thập kỷ sau đó, TSMC tập chung vào cải tiến khả năng sản xuất chip công nghệ cao ở thị trường nội, chiến lược đã giúp công ty giảm các khoản chi phí trong khi tiếp tục mài giũa về công nghệ.

Cha đẻ ngành chip Đài Loan cảnh báo hồi kết của toàn cầu hóa - Ảnh 1.

Những thông tin cụ thể:

Cùng với Tổng thống Mỹ Joe Biden, một phái đoàn lớn gồm các CEO hàng đầu của ngành công nghệ và chip đã tham dự sự kiện này. Ông Biden ca ngợi nhà máy là một chiến thắng Mỹ trong nỗ lực sản xuất chip tiên tiến trong nước.

Washington đề cập đến lo ngại về an ninh quốc gia, cũng như các vấn đề về nguồn cung cấp, khi muốn đưa hoạt động sản xuất chất bán dẫn trở lại trong nước.

Lisa Su, giám đốc điều hành của nhà phát triển chip AMD, nói với Nikkei Asia bên leef sự kiện rằng tính liên tục của chuỗi cung ứng là một trong những ưu tiên hàng đầu đối với các công ty như AMD.

Giám đốc điều hành Apple Tim Cook cũng chấp nhận ý tưởng sản xuất chip tại chỗ mặc dù công ty của ông trong nhiều năm đã hợp tác với các nhà cung cấp toàn cầu để giảm chi phí cho sản xuất “được thiết kế tại Mỹ” của mình.

Giám đốc điều hành Nvidia Jensen Huang nói: ” Việc xây dựng các nhà máy rõ ràng rất khó khăn. Sự kiện hôm nay đánh dấu TSMC sẽ là đối tác cơ bản trong mục tiêu phục hồi chuỗi cung ứng của mọi công ty.”

Apple, AMD và Nvidia sẽ là những khách hàng đầu tiên của nhà máy TSMC ở Arizona.