Tỷ giá ngân hàng tăng 2% từ đầu tuần, USD tự do tăng tiếp lên 25.100 đồng

Tỷ giá ngân hàng tăng 2%, giá USD ngân hàng nào cũng tiếp tục tăng trong phiên 20/10 và chạm mốc 24.700 VND/USD, riêng từ đầu tuần đến nay tăng thêm khoảng 450 đồng, tức 1,9%.

Biến động về sự tăng giá này:

Giá USD trong nước vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trong phiên giao dịch 20/10 khi tiếp tục tăng trên cả thị trường ngân hàng và thị trường tự do.

Ghi nhận lúc 15h30, Vietcombank – ngân hàng có khối lượng giao dịch ngoại tệ lớn nhất thị trường – niêm yết tỷ giá USD ở 24.320 – 24.630 VND/USD.

Tương tự BIDV cũng tăng 35 đồng ở cả hai chiều giao dịch, trong khi VietinBank tăng giá mua 45 đồng và tăng giá bán 40 đồng.

Theo mẫu khảo sát của chúng tôi, giá mua USD trên thị trường ngân hàng hiện dao động 24.360 – 24.420 VND/USD, còn giá bán nằm trong khoảng 24.660- 24.705 VND/USD. Như vậy, giá USD ngân hàng đã tăng khoảng 1.750 đồng so với cuối năm 2021, tương đương 7,6%; riêng từ đầu tuần đến nay tăng thêm 450 đồng, tức gần 1,9%.

Mặt khác, chênh lệch gái mua – giá bán USD tại các ngân hàng vẫn được duy trì ở mức cao, khoảng 300 đồng/USD, cho thấy nguồn cung USD vẫn đang chịu nhiều áp lực.

Giá USD trên thị trường chính thức tiếp tục tăng trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nâng tỷ giá trung tâm thêm 19 đồng trong sáng ngày 20/10, lên mức kỷ lục 23.682 VND/USD.

Tỷ giá ngân hàng tăng gần 2% từ đầu tuần, USD tự do tăng tiếp lên 25.100 đồng

Những thông tin cụ thể vè sự tăng giá cao này:

Theo giới phân tích, tỷ giá USD chịu áp lực lớn khi dữ liệu về việc làm và lạm phát của Mỹ đang củng cố quan điểm diều hâu của FED.

Trong báo cáo vĩ mô mới đây, bộ phận phân tích Chứng khoán KB Việt Nam ( KBSV ) cho rằng diễn biến mạnh lên của đồng USD là yếu tố chính gây áp lực lên tỷ giá.

Nhóm phân tích dự báo, quý IV sẽ là giai đoạn căng thẳng nhất về diễn biến tỷ giá trong nước khi: (1) USD Index nhiều khả năng tiếp tục tăng do chính sách thắt chặt tiền tệ của FED, (2) Dự Trữ ngoại hối của Việt Nam tại thời điểm cuối tháng 9 đã thấp hơn mức 12 tuần nhập khẩu, (3) Tỷ giá danh nghĩa đa phương và tỷ giá thực đa phương tăng quá cao có thể tác động tiêu cực tới xuất khẩu, (4) FDI đăng ký mới chưa phục hồi hoàn toàn, có thể ảnh hưởng tiêu cực tới dòng tiền FDI thực hiện trong tương lai.

Tuy nhiên, nhóm phân tích cho biết, tính tới cuối tháng 9 quỹ dự trữ ngoại hối chỉ còn 86 tỷ USD tương đương 11 tuần nhập khẩu, nên dư địa để NHNN cab thiệp bằng việc bán USD thông qua dự trữ ngoại hối sẽ hẹp dần.

Trong khi đó, SSI Research nhận định vẫn sẽ có một số yếu tố hỗ trợ tỷ giá trong ngắn hạn là cung – cầu ngoại tệ trên thị trường có phần nào cải thiện khi cán cân thương mại tháng 9 tiếp tục ghi nhận thặng dư khoảng 1,4 tỷ USD.

Ngoài ra, chệnh lệch dương giữa lãi suất VND – USD cũng phần giúp hạn chế xu hướng dòng tiền rút ra khỏi Việt Nam.

Để biết thêm nhiều thông tin chi tiết về bất động sản cũng như những thứ liên quan vui lục liên hệ với chúng tôi thông qua Nhà Đất Chính Chủ: